Vùng nguyên liệu cà phê

Cà phê Việt Nam có nguồn gốc được du nhập từ nước ngoài ở những năm 1850. Từ sau năm 1975 đến nay, ngành cà phê Việt Nam đã phát triển vượt bậc về diện tích, năng suất, sản lượng; hình thành các vùng nguyên liệu cà phê tại Việt Nam tập trung ở vùng Tây Nguyên, cà phê chè ở Tây Bắc; từng bước xây dựng công nghiệp chế biến cà phê đa dạng phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Dưới đây là danh sách các vùng nguyên liệu cà phê tại Việt Nam mà Khesaca cà phê muốn chia sẻ đến đọc giả khắp mọi miền đất nước về các vùng nguyên liệu của Việt Nam. Những kiến thức về những vùng đất, giống cây và công nghệ, phương pháp chế biến tại những vùng đất này, sẽ giúp cho bạn phân biệt về sự khác biệt về hương vị giữa cà phê các vùng miền.

Đối với Điện Biên, cây cà phê tại Điện Biên đã từng có mặt từ mấy chục năm qua, nhưng đó là giống cà phê thuần chủng (Caturra) của người Pháp mang sang Tây Nguyên Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ 20. Giống cà phê này năng suất cao, ưa trồng dày, chịu hạn tốt, chất lượng thơm ngon. Nằm cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 40km về phía Tây, huyện Mường Ảng được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê. Mường Ảng thực hiện cải tạo vườn cây hiện có thành vườn cà phê sạch; vận động người làm cà phê chỉ thu hái quả chín từ 95% trở lên, không hái quả xanh để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến cà phê theo công nghệ tiên tiến đảm bảo chất lượng…

Ở Quảng Trị, hơn một trăm năm trước, người Pháp đã thấy thế mạnh đắc địa của Khe Sanh với cây cà phê nên huyện Hướng Hóa chủ yếu trồng cà phê Arabica. Địa hình ở Khe Sanh có độ cao từ 350 đến 500m so với mặt nước biển. Cây cà phê trồng ở địa hình càng cao thì hạt càng ngon, nhân của hạt cà phê sẽ bớt đi những dấu lấm tấm. Hiện nay huyện Hướng Hóa đang tiếp tục chỉ đạo trồng mới và xúc tiến các công việc để xây dựng thương hiệu cho cà phê Khe Sanh. Đồng thời tăng cường công tác quản lý việc thu mua và chế biến cà phê, chỉ đạo các doanh nghiệp kiên quyết chỉ thu mua cà phê với tỷ lệ quả chín từ 95% trở lên, không thu mua cà phê đã bị ngâm nước, lên men, trộn tạp chất, không để xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán và thường xuyên kiểm tra các nhà máy chế biến về việc cam kết bảo vệ môi trường.

Và điểm tiếp đến đó là Lâm Đồng, tại đây cà phê là cây trồng chủ lực của Lâm Đồng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Nếu Quảng Trị nổi tiếng với Khesaca cà phê thì Lâm Đồng được biết đến cà phê Cầu Đất. Cà phê trồng ở Cầu Đất không phải tưới nước, do sương mù về đêm tỏa xuống giúp cho lá, cây hấp thụ nước, giữ ẩm cho cây nên vẫn cho ra hoa, kết trái đều. Bà con ở đây đầu tư cho phân bón, thuốc trừ sâu, chăm sóc, làm cỏ nên cây lại càng tươi tốt cho nhiều trái to, đều và đẹp…