Vùng nguyên liệu Cacao

Cây ca cao là một cây công nghiệp nhiệt đới cho hạt làm nguyên liệu sử dụng cho ngành công nghiệp thực phẩm cụ thể là các sản phẩm cao cấp như Sô cô la, Ca cao và tạo ra mặt hàng xuất khẩu nên cây có giá trị kinh tế cao, đang được ưa chuộng. Tại Việt nam cây ca cao thích hợp trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau như Duyên hải Nam Trung Bộ, Miền Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên.

Đặc điểm hình thái của cây ca cao

Cây Ca cao (Theobroma cacao L.) có nguồn gốc ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Từ đây, ca cao phát triển sang các nước khác ở vùng Trung và Nam Mỹ. Ở Việt Nam, ca cao được du nhập vào rất sớm, theo chân các nhà truyền giáo phương Tây.

Lá cây ca cao: thường xanh tầng trung, thân gỗ nhỏ, cao 4-8m, sống trong điều kiện tự nhiên có thể cao 10-20m; ưa bóng rợp, khả năng chịu bóng tốt thích hợp trồng xen canh tiết kiệm diện tích đất.

Quả ca cao thường to, dạng thay đổi, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ. Đặc biệt, vỏ trái ca cao sau khi lấy hạt có thể phơi khô xay làm thức ăn cho gia súc.

Hạt ca cao: có giá trị dinh dưỡng cao và thường được sử dụng làm nguyên liệu chế biến ra các sản phẩm cao cấp như Sô cô la, ca cao…

Đặc điểm sinh thái của cây ca cao

Với khả năng thích nghi rộng và không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật chăm sóc, cây ca cao thường được trồng nhiều tại những vùng đất trống hoặc phủ xanh đồi trọc, làm cây lâm sinh hay là trồng xen.

Khí hậu: Cây ca cao thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều. cây thích hợp với nhiệt độ trung bình 25oC, độ ẩm 85%, lượng mưa bình quân trên 1500 mm/năm. Ca cao là cây ưa ánh sáng tán xạ (50-60% cường độ ánh sáng tự nhiên) nên thích hợp trồng dưới tán cây ăn trái hoặc cây che bóng. Nếu quá 35 độ C thì cây bắt đầu héo rũ, nhiệt độ quá thấp sẽ khiến cây ngừng sinh trưởng.

Đất trồng: cây thích hợp với nhiều loại đất khác nhau từ đất đỏ, đất xám, đất phù sa cổ, song thích hợp nhất với đất có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, pH từ 5,5- 5,8, tầng canh tác dày 1-1,5 m, dễ thoát nước, có khả năng giữ nước cao, giàu chất hữu cơ. Bằng biện pháp canh tác (bón vôi, bón phân hữu cơ…) bà con có thể giúp cây ca cao đạt năng suất cao trên vùng đất kém mầu mỡ.

Gió: Cây ca cao không thích hợp với những vùng có gió mạnh bởi bộ rễ cây khá yếu. Nếu bà con trồng ca cao ở vùng thường xuyên có gió lớn nhất quyết phải trồng thêm cây chắn gió để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Nước: Cây ca cao thường ra hoa và phát triển trái trong mùa mưa, khi cây đã được định hình đầy đủ. Nếu trong mùa khô được cung cấp nước đầy đủ thì cây ca cao có thể ra trái quanh năm.

Bóng che: Cây ca cao là cây ưa bóng, chính vì vậy cây rất thích hợp trồng xen với những vườn cây công nghiệp khác như điều, chuối hay các loại cây công nghiệp có tán thưa.

Chat Ngay
Chat ngay